Chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày trong lễ Tịch Điền

Chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày trong lễ Tịch Điền

Chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày trong lễ Tịch Điền thường niên được tổ chức vào đầu năm tại Hà Nam. Ngày xưa nhà vua thường cày ru...
Bình luận like
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày trong lễ Tịch Điền thường niên được tổ chức vào đầu năm tại Hà Nam. Ngày xưa nhà vua thường cày ruộng bằng trâu. Ngày nay, để hưởng ứng chính sách hiện đại hóa nông nghiệp, chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dùng máy cày để thay thế trâu.
Video chủ tịch nước lái máy cày

Tìm hiểu về lễ Tịch Điền

Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Lần đầu tiên nghi thức lễ tịch điền này được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và sau nhiều năm thất truyền, được khôi phục từ năm 2009 vào mùng 7 tháng Giêng.
Lịch sử ghi lại: mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền [1]. Từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền (đích thân vua xuống đi cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau [2]. Đến triều Nguyễn, lễ tịch điền có nhiều "niêm luật" cụ thể, được tổ chức quy mô, do bộ lễ chủ trì [1] nhưng lễ này cũng chấm dứt dưới thời vua Khải Định.

Lễ tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp. Bởi thế, mỗi người dân Hà Nam nói riêng, Việt Nam nói chung cần phát huy truyền thống thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình.

Lễ hội liên hoàn các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với văn hóa, nghệ thuật, thể thao, diễn ra trong không gian rộng từ mồng 5-7 tết âm lịch với nhiều hoạt động như: rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần, Thanh Liêm về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lễ rước nước, lễ sái tịnh…

Nghi lễ chính trong toàn bộ lễ hội là lễ tịch điền Đọi Sơn, tái hiện huyền tích từ thời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn khi ông nhận thấy núi Đọi có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư đến khi lên ngôi vua, Lê Đại Hành về chân núi Đọi cày ruộng để khuyến khích mở mang nông trang. Lễ tịch điền được tiến hành theo thứ tự: vua Lê Đại Hành cày 3 sá, lãnh đạo tỉnh Hà Nam cày 5 sá, lãnh đạo huyện Duy Tiên cày 7 sá, lãnh đạo xã Đọi Sơn và các bô lão cày 9 sá (vấn đề này cần đính chính).

Xem thêm tin tức thời sự tại đây
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày trong lễ Tịch Điền
4 stars - "Chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày trong lễ Tịch Điền" SEO Blogspot
Super Plugin Rating: 9 out of 10
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày trong lễ Tịch Điền Chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày trong lễ Tịch Điền
Review: 5 - "Chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày trong lễ Tịch Điền" by , written on 21:03
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày trong lễ Tịch Điền thường niên được tổ chức vào đầu năm tại Hà Nam. Ngày xưa nhà vua thường cày ru...
Tin tức Blog

Chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày trong lễ Tịch Điền

Average rating: 4.9, based on 89 reviews from $0.99 to $ 99

0 nhận xét